Chúng tôi đứng trước một chậu mai trong khuôn viên vườn mai Phương Bình ở KP6, P. Hiệp Bình Chánh (Q. Thủ Đức, TP.HCM). Cao 2,7m, cây mai vươn lên đầy sức sống được ông chủ vườn định giá 900 triệu đồng. Hiện đã có người chịu mua với giá 800 triệu nhưng ông chủ vườn không bán.
Vườn rộng, những con đường xi măng trong vườn mai. |
Thấy chúng tôi tỏ vẻ bất ngờ, pha chút khó tin, ông Phương chủ vườn giải thích: 'Chậu mai này là mai ghép'. Ông nói, muốn có một chậu mai ghép, phải tìm mua gốc rồi đem về ghép cành. Để có gốc mai này, ông phải lăn lội khắp các vùng cù lao ở miền Tây mới có.
'Gốc mai quý nhất là gốc có chân đế. Những gốc suôn thẳng thường giá chỉ bằng nửa gốc có đế. Anh nhìn kỹ đi', ông nói tiếp. 'Gốc mai này thuộc hàng cổ thụ. Tuổi đời của nó bằng tuổi của anh, của tôi cộng lại. Hơn 100 năm rồi đó. Nhìn những vết sẹo ở gốc cũng đủ cho thấy tuổi đời của nó. Hình dạng rất cân đối bao tròn cả gốc'.
Chậu mai 900 triệu đồng. |
'Giá của gốc mai này đã khoảng 300 triệu đồng. Chúng tôi mua về nuôi cho gốc cứng cáp rồi bắt đầu ghép cành. Những cành cũ trên thân cây được cắt đi và chúng sẽ được ghép với một loài mai đẹp hơn, ưng ý hơn. Chúng tôi cũng tước đi một mảnh vỏ ở cành cũ, đưa cành mới áp vào rồi dùng băng keo quấn lại', người chủ vườn nói.
Xong, nơi ghép cành được phủ kín bằng một chiếc bao nhựa trong suốt. Chậu mới ghép được để trong nhà mát trong khoảng hơn 1 tháng thì cành bắt đầu bén. Những chiếc lá non đầu tiên yếu ớt mong manh xuất hiện. Đây là cách ghép mới rất hiệu quả. Một thời gian sau, những cành ghép phát triển cao hơn, chậu mai được đưa vào nhà lưới. Từ đây, công đoạn chăm sóc khác bắt đầu.
Những gốc mai đang đâm chồi nảy lộc. |
Muốn có một chậu mai hoàn hảo như ý không dễ. Phải mất nhiều năm, qua nhiều bàn tay chăm sóc và ông chủ vườn phải có chút đam mê về các loài hoa mới tạo được những sản phẩm có giá trị. Vì thế từ vài trăm triệu để có gốc ưng ý, trải qua nhiều công đoạn kéo dài khoảng 4 năm thì mới có được một chậu mai bán được.
'Nói như vậy để anh có thể hình dung được những khó khăn, vất vả cũng như chịu nhiều tốn kém để có được một chậu mai tốt, ưng ý không đơn giản. Cái giá 900 triệu chẳng qua cũng chỉ để hoàn vốn, thêm một chút lãi và tạo cơ hội có thêm những sản phẩm mới đẹp hơn, tốt hơn'.
Mai được ghép nhánh với nhau. |
Nhọc nhằn nghề mai ghép
Vườn mai Phương Bình rộng khoảng 14.000m2 với 6000 chậu mai các loại. Tiếp chúng tôi, anh Nguyễn Ngọc Phương 42 tuổi, chủ vườn cho biết, vùng Thủ Đức trong đó có các phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, An Phú Đông trước đây chuyên trồng mai đất. Mai được trồng thẳng dưới đất và khi bán bứng trọn gốc.
Khoảng 4 năm gần đây, môi trường nước ở vùng này bị ô nhiễm nặng. Mai đất không thể sống và phát triển được khiến nhiều vườn mai phải chuyển đổi công năng. Những ai còn nặng lòng với cây mai buộc lòng phải chuyển sang mai ghép.
Theo tiết lộ của người chủ vườn, làm mai ghép có nhiều thuận lợi hơn: không lo nước bị ô nhiễm, chủ động được mọi khía cạnh và nhờ vậy khách thích mai ghép hơn mai đất.
Việc ghép nhánh đòi hỏi phải tỉ mẩn và khéo léo. |
'Gia đình tôi đã có 3 đời sống với nghề mai. Trải qua nhiều năm được tôi luyện, nghề mai cho tôi nhiều thích thú đam mê', anh Phương chia sẻ.
Chúng tôi cùng anh dạo bước quanh vườn. Dừng lại ở một chậu mai thấp bé, anh nói đây là chậu mai rẻ nhất có giá khoảng 4 triệu. Nhưng dù 4 triệu hay bao nhiêu nữa việc tạo dựng nên một chậu mai cũng từng ấy công đoạn. Cái khó nhất là tìm gốc. Mai gốc được chọn từ các tỉnh miền Trung, lên cao nguyên hay xuống tận miền Tây. Nhiều vùng có mai nhưng chỉ có gốc mai ở miền Tây dễ trồng hơn cả nhờ vào tính đặc thù của thổ nhưỡng.
Xuyên qua những hàng chậu mai đang sung sức vươn lên cộng với những thuyết minh của chủ vườn chúng tôi mới nhận ra được giá trị của một chậu mai ghép. Bất chợt, nhớ lại những chậu mai trong những ngôi nhà lộng lẫy vào dịp Tết đến, mấy ai nghĩ đến những giọt mồ hôi đã đổ xuống để chậu mai có sắc vàng rực rỡ đón xuân.
Ông Phương bên chậu mai của mình. |
Vườn mai Phương Bình vẫn lặng lẽ. Với khoảng 25 công nhân làm việc nhưng việc ai nấy làm, ngày nào cũng như ngày nào, không tất bật không khẩn trương. Anh Phương cho biết, đội ngũ công nhân của anh gồm 3 người tưới, sửa nhánh 4 người, mở kẽm 5 người, xịt thước 3 người, bón phân sắp xếp chậu 8 người và tỉa nhánh 2 người.
Đặc biệt, trước Tết nửa tháng, để mai có hoa, anh đã phải thuê từ 50 - 70 nhân công trong một tuần đến 10 ngày để chuyên lặt lá mai. Trên thị trường hiện có loại thuốc xịt cho rụng lá. Dùng loại thuốc này có thể giảm được tiền thuê nhân công nhưng bù lại, cây mai bị nhiễm thuốc sẽ không cho kết quả tốt vào những năm sau.
Chúng tôi nhẩm tính, với những chi phí như thế cộng với tiền thuê đất hơn 1 tỉ đồng/năm thì giá bán một chậu mai ghép như anh Phương cho biết cũng không có gì là quá đắt.
Cuộc trò chuyện dường như không dứt. Trời đã vào trưa chúng tôi đành cáo từ anh ra về. Anh vui vẻ cho biết: 'Khoảng tuần sau chúng tôi sẽ dọn hàng ra đường Phạm Văn Đồng để chuẩn bị bán Tết. Lúc ấy, mời anh ghé lại nhé'.
Sau hơn 4 năm tìm tòi, anh Công (Cần Thơ) tạo được cây bon sai tiểu Mai Chiếu Thủy và nhận được giải vàng và giải đặc biệt tại lể hội bonsai châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 15.
" alt=""/>Cây mai 900 triệu đồng của ông chủ ở Sài GònCông an xác định, vào tháng 9/2024, qua ứng dụng “Hẹn hò nghiêm túc”, Dũng quen biết bà M. (50 tuổi, ở quận Long Biên). Khi đó, Dũng sử dụng số điện thoại 09035502XX tạo tài khoản Zalo tên “Nguyen Son Ha” để nói chuyện với bà M.
Quá trình nói chuyện, Dũng nhận ra bà M. có điều kiện về kinh tế nên nảy sinh ý định lừa đảo. Để thực hiện được hành vi, Dũng nói với bà M. rằng mình tên là Nguyễn Hà Sơn (SN 1977), vợ con đã qua đời do Covid, hiện đang công tác tại Bộ Công an, đơn vị đóng quân ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Để tạo lòng tin, Dũng gửi cho bà M. hình ảnh anh ta mặc sắc phục, đeo quân hàm cấp đại úy và 1 ảnh lực lượng công an đang ngồi trong xe ô tô. “Anh đang tham gia chuyên án, xác minh vụ án hình sự tại tỉnh Quảng Nam”, Dũng nhắn cho bà M.
Ngày 20/9, Dũng nói với bà M. sẽ về Hà Nội để “lấy thêm quân” đi làm chuyên án và muốn hẹn gặp bà chốc lát ngay tối hôm ấy. Người phụ nữ cả tin nhận lời, thậm chí còn đưa Dũng về nhà để quan hệ tình dục.
Tại đây, Dũng cố ý cho bà M. nhìn thấy quyển sổ có dòng chữ “cảnh sát cơ động” mà anh ta để trong vali. Đến khoảng 22h30 ngày 20/9, bà M. lấy xe ô tô của mình đưa Dũng đến cổng một đơn vị công an tại quận Hà Đông, nơi Dũng nói là địa chỉ anh ta và đồng đội tập trung xuất phát đi làm nhiệm vụ.
Sáng 25/9, Dũng gửi cho bà M. hình ảnh một người đàn ông đang nằm cấp cứu trong bệnh viện, kèm nội dung đây là lính của Dũng bị tai nạn trong quá trình làm nhiệm vụ, hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức.
Dũng vay bà M. 100 triệu đồng để nộp tiền mổ gấp. Bà M. đồng ý và đề nghị chuyển khoản số tiền trên cho Dũng. Tuy nhiên, Dũng muốn giấu thông tin cá nhân nên bịa lý do cần tiền mặt để ''lo lót'', sau đó hẹn qua nhà bà M. lấy tiền.
Trưa cùng ngày, Dũng đến nhà bà M. nhận tiền, rồi sử dụng hết số tiền này vào mục đích cá nhân. Tối 25/9, Dũng nói với bà M. rằng “đồng đội” không qua khỏi và phải đưa về quê an táng. Sau đó Dũng cắt liên lạc với bà M.
Đến chiều 30/9, Dũng kết nối với bà M. qua Zalo, gửi ảnh mặc áo bệnh nhân có chữ “bộ công an” và nói xin lỗi bà vì lo đám tang xong thì anh ta bị ốm phải điều trị tại Bệnh viện 198.
Sáng 2/10, Dũng gọi điện thoại cho bà M. nói cần gấp 2.000 USD để gặp lãnh đạo cấp trên xin về công tác gần nhà. Bà M. nói không biết đi đổi tiền USD ở đâu, nếu Dũng cần thì mang 50 triệu đồng đi đổi ngoại tệ.
Dũng hẹn sẽ qua gặp bà M. để lấy tiền. Lúc này, do nghi ngờ bị lừa đảo nên bà M. đã đến Công an phường Đức Giang trình báo.
“Ngay khi tiếp nhận thông tin, công an nhận định bà M. bị lừa nên dùng các biện pháp nghiệp vụ để bắt đối tượng. Đến khoảng 14h30 ngày 2/10, Dũng đi taxi đến nhà bà M. mà không biết toàn bộ hành vi của anh ta đã bị công an đưa vào tầm ngắm.
Ngay khi đối tượng nhận trước 30 triệu đồng của bà M. và cất vào túi quần, các chiến sĩ công an xuất hiện bắt giữ”, Trung tá Trần Anh Dũng – Trưởng Công an phường Đức Giang cho biết.
Trưởng Công an phường Đức Giang cho biết thêm, Dũng khai nhận dùng 100 triệu đồng chiếm đoạt của bà M. để mua điện thoại iPhone 15, trả nợ và tiêu xài cá nhân.
" alt=""/>Ly kỳ vụ người phụ nữ ở Hà Nội bị kẻ giả danh công an lừa cả tình lẫn tiềnKhi giới thiệu các đoàn vận động viên tham dự sự kiện, đài MBC đã lồng ghép những hình ảnh mang tính đại diện cho mỗi quốc gia được nêu tên. Ví dụ, khi đến đoàn vận động viên Na Uy, MBC đã chiếu chùm ảnh bản đồ, quần đảo Lofoten, môn trượt tuyết băng đồng và cá hồi Bắc Cực.
![]() |
Hình ảnh Chernobyl được sử dụng làm minh họa cho phần giới thiệu về đoàn vận động viên Ukraine. Ảnh: MBC. |
Tranh cãi bắt đầu khi MBC sử dụng hình ảnh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl để đại diện cho Ukraine, đồng bitcoin khi nhắc đến El Salvador và các cuộc biểu tình ở Haiti. Không chỉ đưa lên sóng truyền hình những bức ảnh gây tranh cãi, phần tường thuật của người dẫn chương trình cũng khiến khán giả băn khoăn khi đề cập nhiều nội dung lạc đề như biến động chính trị, GDP hay tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19.
Lấy ví dụ, phần giới thiệu về Quần đảo Marshall của đài MBC có đoạn “bao gồm hơn 1.200 đảo lớn nhỏ, vùng đất từng là bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ” hay “tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 của quốc gia này là 28,9%”.
Nhận thấy chương trình thu hút nhiều bình luận tiêu cực giữa lúc lên sóng trực tiếp, sau buổi tường thuật, đại diện MBC lập tức gửi lời xin lỗi tới khán giả và những quốc gia đã bị xúc phạm.
Bài diễn văn xin lỗi của MBC có đoạn: “Trong chương trình tường thuật lễ khai mạc Olympic hôm nay, chúng tôi đã sử dụng nhiều hình ảnh không phù hợp để giới thiệu các vận động viên đến từ nhiều quốc gia như Ukraine và Haiti. Chúng tôi cũng dùng nhiều câu từ chưa phù hợp để mô tả một số quốc gia khác. Thay mặt đài, xin được gửi lời xin lỗi tới khán giả, người dân Ukraine và các quốc gia khác”.
Dù đã lập tức đưa ra lời xin lỗi, đài MBC vẫn tiếp tục hứng chịu chỉ trích từ cả trong và ngoài Hàn Quốc. Dư luận nước này đã tạo một thỉnh nguyện thư trực tuyến trên trang web Nhà Xanh, kêu gọi cơ quan chức năng có biện pháp xử phạt ê-kíp sản xuất của đài MBC vì đã cho lên sóng nội dung phản cảm.
(Theo Zing)
Lâm Diệu Khả ở tuổi 22 được nhận xét khó bật lên thành "sao" do ngoại hình tăng cân cùng tai tiếng từ vụ hát nhép trong Olympic Bắc Kinh nhiều năm trước.
" alt=""/>Kênh truyền hình Hàn Quốc bị chỉ trích khi lên sóng nội dung phản cảm